Những điều cần biết về sổ đỏ hộ gia đình

June 24, 2024

Hiện nay có hai loại sổ đỏ chính gồm sổ đỏ cá nhân và sổ đỏ hộ gia đình. Trong đó sổ đỏ của hộ gia đình vẫn vô cùng phổ biến hiện nay. Vậy sổ đỏ hộ gia đình là gì? Điều kiện để cấp sổ đỏ gia đình? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết ngay bên dưới đây nhé.

Sổ đỏ hộ gia đình là gì?

Sổ đỏ hộ gia đình là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của một hộ gia đình. Sổ đỏ được cấp bởi cơ quan thẩm quyền và nhiều người được đứng tên trên một số đỏ.

Sổ đỏ hộ gia đình là gì?

Điều kiện để cấp sổ đỏ hộ gia đình

Những người được cấp sổ đỏ gia đình theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 phải đạt điều kiện:

  • Quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
  • Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
  • Có quyền sử dụng đất chung thuộc các hình thức: Cùng nhau đóng góp, tạo lập, được tặng chung, thừa kế chung.
Điều kiện để cấp sổ đỏ hộ gia đình

Những thông tin pháp lý

Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên ai?

Theo điểm c, khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định người đứng tên chính như sau:

  • Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông/ hộ bà”
  • Họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ được quy định tại điểm a khoản này.
  • Địa chỉ thường trú hộ gia đình.
  • Trường hợp chủ hộ không có quyền sử dụng đất thì ghi người đại diện.

Tóm lại người được ghi tên chính sẽ là chủ hộ hoặc người đại diện (nếu chủ hộ không có chung quyền sử dụng đất của hộ). 

Tên của những thành viên khác sẽ được trực tiếp ghi vào dòng tiếp theo. Thông tin sẽ được ghi dưới hình thức: 

“Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản với … (họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân của các thành viên còn lại).”

Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên ai?

Văn bản bán đất hộ gia đình có cần công chứng không?

Trong trường hợp chuyển nhượng người có tên trên Giấy chứng nhận sẽ được phép ký tên theo quy định. Tuy nhiên, người có tên trên Giấy chứng nhận chỉ được ký tên khi có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả thành viên trong hộ gia đình và được công chứng theo quy định của pháp luật. 

Quy định này được thể hiện rõ tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT như sau:

“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, văn bản đồng ý của các thành viên đồng sở hữu đất sẽ phải được công chứng. 

Văn bản bán đất hộ gia đình có cần công chứng không?

Trên đây là những thông tin cần biết về sổ hồng hộ gia đình. Bạn cần nắm chắc các thông tin để đảm bảo quyền lợi của bản thân và những người xung quanh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn phần nào về loại sổ đỏ này nhé.

Made in Webflow